--------------------------------------------- ---------------------------------------------

Bệnh thủy đậu bôi thuốc gì – Cách chữa bệnh thủy đậu ở trẻ em

Bệnh thủy đậu bôi thuốc gì – Cách chữa bệnh thủy đậu ở trẻ em

Bệnh thủy đậu là một bệnh khá phổ biến và với lứa tuổi mắc rất đa dạng từ trẻ em đến người lớn, và đặc biệt nguy hiểm khi bà mẹ mang thai bị thủy đậu.

Nguyên nhân gây bệnh thủy đậu là do một loại siêu vi mang tên varicella zoster virus gây ra.

Bệnh này rất dễ lây truyền qua đường hô hấp và qua tiếp xúc dịch tiết.Hiện cách điều trị bệnh thủy đậu chủ yếu là điều trị triệu chứng và điều trị đặc hiệu bằng kháng virus.

Điều quan trọng nhất trong khi bị thủy đậu là phải giữ cho cơ thể luông sạch sẽ, tránh việc để nhiễm trùng các bọng nước, khiến gây ra những biến chứng nguy hiểm. Khi bị thủy đậu, tùy từng triệu chứng mà chúng ta có thể sử dụng những loại thuốc khác nhau, cụ thể:

Thuốc chữa ngứa khi bị bệnh thủy đậu

Ngứa là triệu chứng gặp ở hầu hết bệnh nhân bị thủy đậu, đặc biệt ở những bệnh nhân có nổi nhiều bóng nước.

Cảm giác ngứa kéo dài, gây khó chịu ở người bệnh, và làm người bệnh luôn có cảm giác muốn gãi. Tuy nhiên, việc gãi, làm vỡ các bọng nước rất nguy hiểm vì có thể gây nhiễm trùng, đồng thời chắc chắn sẽ để lại sẹo tại những điểm các bọng nước bị vỡ.

Vì vậy, để giảm cảm giác ngứa ngáy khó chịu khi bị bệnh thủy đậu, người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc như: thuốc kháng histamin như: chlopheniramin, loratadine…,

Việc tắm thường xuyên bằng nước ấm và xà phòng trung tính cũng sẽ có tác dụng giảm ngứa rất tốt, ngoài ra, việc bôi các dung dịch làm ẩm da như calamine cũng sẽ có tác dụng bớt ngứa, tránh để da quá khô, cảm giác ngứa sẽ rất gay gắt và khó chịu.

Ngoài ra, dùng các thuốc bôi tại chỗ như hồ nướcxanh methylen cũng có hiệu quả rõ rệt.

Xanh methylen là loại thuốc sát khuẩn nhẹ có dạng dung dịch dùng ngoài 1% hoặc dung dịch milian (gồm xanh methylen, tím gentian, ethanol, nước cất…), giúp các vết bọng nước nhanh đóng vảy và rụng, giúp người bệnh mau lành bệnh.

xanh methylen bôi thủy đậu

Xanh Methylen là thuốc chữa ngứa được dùng khá phổ biến ở những người bị thủy đậu

Thuốc hạ sốt khi bị thủy đậu

Khi bị thủy đậu, tình trạng sốt, sốt nhẹ là rất phổ biến. Chính vì thế, việc dùng thuốc gì để hạ sốt trong khi bị thủy đậu là điều mà nhiều người thắc mắc. Khi bệnh nhân đau và sốt cao, có thể cho dùng acetaminophen, paracetamol.

Lưu ý không sử dụng aspirin vì có thể gây hội chứng Reye. Ngoài ra, để đảm bảo an toàn, các bạn nên dùng các phương pháp hạ sốt vật lý như chườm khăn ấm, sử dụng băng dán hạ sốt, hoặc các bài thuốc thảo dược hạ sốt, tránh gây các tác dụng phụ không mong muốn.

Xem thêm:

Sử dụng thuốc đặc trị khi bị thủy đậu

Thủy đậu là một bệnh lành tính, thuốc kháng virut chỉ dùng trong trường hợp bệnh nặng, phòng biến chứng viêm phổi thủy đậu, biến chứng nội tạng hoặc các bệnh nhân có suy giảm miễn dịch như HIV/AIDS, phụ nữ có thai, người mới ghép tạng, sử dụng corticoid dài ngày.

Khi đó, tùy trường hợp mà các bác sĩ có thể cho các loại thuốc để điều trị. Thuốc thường dùng trong việc đặc trị thủy đậu là Acyclovir (adenin guanosine)

thuốc bôi acyclovir trị thủy đậu

Acyclovir là một thuốc kháng virus thuộc nhóm ức chế ADN polymerase. Có tác dụng trong việc ức chế khả năng “sản sinh” của các virus, do đó, hạn chế sự lan rộng của thủy đậu trên cơ thể. Acyclovir có thể dùng đường uống, đường tiêm hoặc đường tại chỗ (bôi ngoài da), thuốc phân bố rộng rãi vào dịch cơ thể và các cơ quan như thận, não, gan, phổi… và thức ăn không làm ảnh hưởng tới khả năng hấp thu thuốc.

Thời gian bán thải từ 3 – 4 giờ nên thường sau 4 – 5 giờ sẽ dùng thuốc một lần. Thuốc có hiệu quả nhất nếu khi sử dụng trong vòng 24h trước khi nổi bóng nước, trung bình 5 – 7 ngày hoặc đến khi không có bong bóng nước mới xuất hiện nữa.

Liều lượng phụ thuộc lứa tuổi hoặc cân nặng (đối với trẻ nhỏ). Trường hợp nặng hơn hoặc có biến chứng như viêm màng não, trẻ suy giảm miễn dịch, có thể dùng acyclovir đường tĩnh mạch.

Việc dùng thuốc điều trị thủy đậu cần có sự hướng dẫn chi tiết của bác sĩ, việc sử dụng tuyệt đối tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, vì nếu không có thể gây biến chứng nghiêm trọng.

Các bài thuốc dân gian chữa thủy đậu

lá dâu tằm chữa bệnh thủy đậu

Khi bị thủy đậu, việc dùng thuốc tây sẽ gây nhiều những tác dụng phụ nguy hiểm, vì thế nhiều người sử dụng những bài thuốc dân gian với thảo dược để chữa bệnh, ví dụ: lá dâu tằm.

>>> Ở thể nhẹ hơn, có thể dùng 2 bài thuốc dưới đây:

Bài 1: lá dâu tằm 12g, cam thảo đất 8g, rễ cây sậy 10g, lá tre 16g, hoa cúc 8g, bạc hà 6g, ngân hoa 10g, kinh giới 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2: (dùng khi thủy đậu mọc để trừ thấp giải độc): cam thảo dây 12g, lá tre 10g, sinh địa 12g, vỏ đậu xanh 12g, hoàng đằng 8g, rễ cây sậy 8g, ngân hoa 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

>>> Khi thủy đậu ở thể nặng hơn

Thủy đậu mọc dày, sắc tím tối, màu nước đục, xung quanh nốt thủy đậu màu đỏ sẫm, trẻ sốt cao, khát nước, bứt rứt, mặt đỏ, môi hồng, niêm mạc miệng có những nốt phỏng, rêu lưỡi vàng, chất lưỡi đỏ.

Dùng: kim ngân 12g, liên kiều 8g, sinh địa 12g, xích thược 8g, bồ công anh 16g, chi tử (sao) 8g. Sắc uống ngày 1 thang. Nếu họng đau dùng xạ can 4g, sơn đậu căn 8g.

Tổng kết lại, bệnh thủy đậu là bệnh lý lành tính, tuy nhiên nếu không chữa trị đúng cách có thể để lại những biến chứng, tiêu biểu là bị sẹo lõm, nhất là bệnh thủy đậu ở trẻ em. Việc dùng thuốc khi bị thủy đậu cần có sự tham khảo ý kiến của bác sĩ, để tránh những tác dụng phụ không cần có với người bệnh.

Theo Sức khỏe & Đời sống
www.menvisinhvn.com

Reply