--------------------------------------------- ---------------------------------------------

Tổng quan về bệnh nhiễm virus Rubella

Bệnh nhiễm virus Rubella

Bệnh Rubella hiện đang lan truyền khắp nơi và nó đang là mối quan tâm của nhiều người. Điều kiện để bệnh Rubella bùng phát nhanh là nơi môi trường sống chật chội, đông đúc như trường học, ký túc xá, công sở, …. Rubella lây lan nhanh từ người qua người bởi các giọt nước bọt trong không khí khi người mang mầm bệnh hắt hơi hoặc ho. Hiểu rõ về bệnh Rubella, chúng ta sẽ biết cách phòng bệnh tốt hơn cho bản thân và cho người xung quanh.

Bệnh Rubella là bệnh gì?

Bệnh Rubella là một bệnh truyền nhiễm, một tên thường gọi khác là bệnh sởi Đức. Có tên khoa học là German measle. Bệnh Rubella không liên quan đến nước Đức và chưa có một tài liệu nào nói bệnh rubella xuất phát từ nước Đức cả. German measle xuất phát từ tiếng là tinh: Germanus có nghĩa là tương tự. Ý nói bệnh Rubella có một số biểu hiển giống bệnh sởi.

Tuy bệnh Rubella là một bệnh lây nhiễm KHÔNG NGUY CẤP (không gây nên biến chứng nguy hiểm, không gây chết người) như bệnh sởi (thuờng gây những biến chứng trầm trọng: viêm phổi, viêm phế quản, viêm não, viêm cơ tim, viêm tai giữa, rối loạn tiêu hóa…) nhưng lại khá NGHIÊM TRỌNG do có khả năng gây nên những dị tật bẩm sinh nặng nề ở bào thai. Một thai phụ mắc bệnh Rubella trong 3 tháng đầu của thai kỳ sẽ dễ bị những tai biến như sẩy thai, thai chết trong tử cung hoặc gây nên những dị dạng cho thai nhi sau khi sinh như: các khuyết tật về tim, đục thủy tinh thể, điếc bẩm sinh, chậm phát triển trí tuệ…

Ước tính hàng năm trên thế giới có 700.000 trẻ em bị chết vì hội chứng rubella bẩm sinh.

Con đường lây truyền của virus rubella?

Virus rubella lây lan qua đường hô hấp:

  • Trẻ em hít phải không khí có chứa các dịch tiết đường mũi họng của người bệnh có chứa virus rubella.
  • Virus rubella có thể sống bên ngoài môi trường khá lâu. Vì vậy trẻ em tiếp xúc với vật dụng, đồ dùng cuả người bệnh chứa dịch tiết sẽ bị lây nhiễm bệnh này.
  • Virus rubella có thể lây truyền trẻ này sang trẻ khác trước khi phát ban từ 1 đến 2 tuần sau khi ban đã lặn hết.

Triệu chứng của bệnh nhiễm virus Rubella

Dựa vào triệu chứng rubella, diễn biến của bệnh được chia làm 3 giai đoạn:

1. Thời kỳ ủ bệnh

Đây là khoảng thời gian kéo dài từ 12 – 23 ngày sau khi trẻ tiếp xúc với nguồn lây bệnh. Cơ thể bé đã nhiễm virus rubella nhưng chưa có biểu hiện bệnh

2. Thời kỳ phát bệnh

Các triệu chứng rubella thường gặp:

  • Trẻ sốt trên 36 độ C. Nhức đầu, mệt mỏi dẫn đến quấy khóc. Chảy nước mũi trong, họng đau. Có trường hợp thêm cả đỏ mắt
  • Phát ban: Ban nổi từ mặt sau đó lan toàn thân ( lòng bàn tay, ban chân không có ban ). Ban màu đỏ thành từng đốm, ban dát sần.
  • Đau khớp
  • Sau tai có nổi hạch
  • Các triệu chứng ở trẻ nhỏ thường nặng hơn trẻ lớn và người lớn.

3. Thời kỳ lui bệnh

Các triệu chứng rubella trong thời kỳ phát bệnh sẽ kéo dài từ 3 – 4 ngày rồi tự khỏi. Riêng triệu chứng đau khớp thì kéo dài lâu hơn. Sau khi mắc rubella lần đầu, trẻ sẽ miễn dịch với bệnh này suốt đời. Không bị mắc trở lại

Bệnh rubella là một bệnh không nguy cấp, tuy nhiên nếu trẻ bị nhiễm virus rubella bố mẹ cũng cần nhanh chóng điều trị của triệu chứng của bệnh. Các triệu chứng rubella làm cho trẻ khó chịu, quấy khóc, bỏ ăn bỏ bú. Vì vậy nếu để bệnh diễn biến kéo dài vẫn có thể để lại những di chứng khác nghiêm trọng hơn.

bệnh nhiễm virus Rubella

Bệnh nhiễm virus Rubella ở phụ nữ mang thai

Khi một phụ nữ đang mang thai bị mắc bệnh Rubella, virus Rubella có thể truyền sang thai nhi thông qua đường truyền máu của mẹ. Đây được gọi là “Hội chứng Rubella bẩm sinh

Thường người mẹ không có triệu chứng, điều đáng quan tâm nhất là những dị tật của thai nhi trong bụng mẹ.

  • Trong 3 tháng đầu: 70%-100% trẻ đẻ ra bị Rubella bẩm sinh và 25% trẻ bị dị tật bẩm sinh ở các cơ quan tim, mắt, não.
  • Sau 3 tháng: Nếu mẹ có thai được 13-16 tuần, thì trẻ bị Rubella bẩm sinh với tỷ lệ 17%. Khi thai được 17- 20 tuần, thì tỷ lệ 5%. Và khi thai hơn 20 tuần, tỷ lệ đó bằng 0%.

Các biến chứng dị tật của thai nhi: Khi bà mẹ mang thai 3 tháng đầu bị bệnh Rubella thì dễ bị sảy thai hoặc thai chết lưu trong tử cung; nếu đẻ được thì thai thiếu cân, chậm lớn, chậm mọc răng và kèm theo các dị tật bẩm sinh như:

  • đục thủy tinh thể
  • đục giác mạc
  • tật đầu nhỏ
  • hẹp eo động mạch phổi
  • câm, điếc
  • chậm phát triển trí tuệ

Điều trị: Cần điều trị triệu chứng như giảm đau, hạ nhiệt. Giữ ấm, tránh gió, kiêng nước trong thời gian phát ban, đề phòng bội nhiễm viêm đường hô hấp. Ăn uống đủ chất dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng. Tăng cường ăn hoa quả như cam, chanh và các vitamin.

Phòng bệnh: Hai biện pháp chính của phòng bệnh là cách ly và tiêm phòng bằng vaccin. Tiêm phòng vaccin Rubella giảm độc lực, được ứng dụng từ năm 1969 tạo nên miễn dịch ít nhất là 16 năm, hoặc có thể cả đời.

Vì vậy nên tiêm phòng Rubella rộng rãi cho trẻ từ 12-24 tháng tuổi. Đối với phụ nữ đang ở tuổi sinh đẻ, khi tiêm phòng, phải sử dụng các biện pháp tránh thai hữu hiệu trong 3 tháng liên tục, gồm 1 tháng trước khi chủng và 2 tháng sau khi chủng. Việc cách ly là rất khó, phải cách ly 8-10 ngày sau khi ban bay hết. Nhưng có ý kiến nên để cho trẻ mắc bệnh, vì Rubella là bệnh lành tính và sau khi khỏi, người bệnh có miễn dịch bền vững.

Điều trị bệnh Rubella

Không có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh rubella, chỉ điều trị triệu chứng như:

– Hạ nhiệt, giảm đau: lau mát, dùng thuốc hạ nhiệt, giảm đau như Paracetamol.

– Nâng thể trạng: uống các loại đa sinh tố B complex.

– Uống nhiều nước: nước cam, nước chanh, nước trái cây…

– Nếu bị bội nhiễm thêm vi khuẩn khác thì dùng kháng sinh theo hướng dẫn của bác sĩ.

Phòng bệnh Rubella

Vệ sinh môi trường, ngoại cảnh, phòng ốc phải thông thoáng.

– Giữ vệ sinh trong sinh hoạt, ăn uống, mang khẩu trang khi ra đường.

– Tránh tập trung đông người trong thời gian có dịch xảy ra.

– Nâng cao thể lực: tập thể dục thể thao, sinh hoạt điều độ, ăn uống đầy đủ dưỡng chất.

– Tiêm ngừa bằng thuốc chủng ngừa rubella ở các cơ sở y tế. Phụ nữ chuẩn bị có thai nên kiểm tra tình trạng miễn dịch của bệnh, nếu chưa được miễn dịch thì nên đi chích ngừa.

– Phụ nữ mang thai chưa có miễn dịch nên tránh tiếp xúc với người bệnh rubella; nếu lỡ tiếp xúc thì nên đi khám bệnh để các bác sĩ cân nhắc và xử trí đúng đắn nhất.

Tài liệu tham khảo

Nguồn: Bộ Y tế

No Responses - Add Comment

    Reply