--------------------------------------------- ---------------------------------------------

CÁCH XỬ LÝ TÁO BÓN Ở TRẺ SƠ SINH

Cách xử lý táo bón ở trẻ sơ sinh

Táo bón ở trẻ sơ sinh là một bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên khi trẻ sơ sinh bị táo bón bố mẹ thường tỏ ra lo lắng thái quá và lúng túng trong cách xử lý. Bài viết này chúng tôi xin chia sẻ với bạn đọc về các nguyên nhân gây táo bón ở trẻ sơ sinh và các mẹo chữa trị cho trẻ sơ sinh bị táo bón.

Khi trẻ sơ sinh đi đại tiện dưới 2 lần/ngày thì rất có thể bé đã bị táo bón rồi đó. Táo bón khiến cho trẻ cảm thấy đau rát mỗi lần đi tiêu, thậm chí hậu môn bị nứt và chảy máu.

Nguyên nhân táo bón ở trẻ sơ sinh

  • Trẻ sơ sinh bị táo bón do được bú chưa đủ nên chưa tạo thành phân hoặc do chế độ ăn của mẹ có nhiều đồ ăn cay nóng. Nếu trong thời gian bú, mẹ vẫn giữ thói quen ăn ớt, gừng, hạt tiêu…thì chất nóng trong các thực phẩm này sẽ đi qua đường sữa mẹ và đi vào cơ thể bé gây ra táo bón.
  • Đối với những trẻ hiếu động, ham hoạt động, thích lật mình…thì cơ thể của bé sẽ mất nước nhiều hơn so với các trẻ khác. Các mẹ nên cho bé bú nhiều hơn và trong khi bú thì hạn chế đổi bên.
  • Đối với trẻ ăn dặm sớm ( đây là điều không được khuyết khích ) thì nguyên nhân đến từ trong khẩu phần ăn của trẻ thiếu chất xơ, ít các loại rau củ dẫn đến táo bón.
  • Trẻ bị sốt, ho, cảm phải dùng đến thuốc kháng sinh gây ra rối loạn tiêu hóa dẫn đến táo bón.

Vậy các mẹ phải làm gì để giúp trẻ thoát khỏi tình trạng này?

Giải pháp để bé không còn bị táo bón

1. Chế độ ăn của con

Các mẹ cố gắng cho bé bú nhiều hơn, và cho bé uống thêm 100 – 200 ml nước mỗi ngày.

2. Chế độ ăn của mẹ

Các mẹ cần thay đổi chế độ ăn của mình bằng cách: uống nhiều nước, khoảng 2,5 – 3 lít nước mỗi ngày. Bữa ăn của mẹ nên nhiều rau xanh và quả chín có tính nhuận tràng như rau khoai lang, mồng tơi, củ khoai lang, đu đủ, chuối.

3. Thay đổi nhãn sữa công thức cho bé

Nếu em bé có dùng thêm sữa ngoài, trước tiên mẹ có thể pha sữa loãng hơn một chút. Mẹ có thể đổi sang nhãn sữa khác xem tình hình táo bón của con có được cải thiện hay không.

4. Men vi sinh

Mẹ dùng thêm men vi sinh để hỗ trợ cho đường ruột của bé. Sản phẩm men vi sinh sẽ giúp ức chế sự phát triển của vi sinh đường ruột có hại, hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy, táo bón, đầy hơi ). Bổ sung vi khuẩn có lợi trong đường tiêu hóa.

5. Massage cho bé dễ đi tiêu

Xoay vòng nhỏ quanh rốn

Mẹ đặt hai ngón tay trỏ và giữa của bàn tay bạn cạnh rốn bé, ấn nhẹ nhàng, xoay vòng và tiếp tục ấn nhưng nhẹ hơn, trượt ngón tay xung quanh rốn nhẹ nhàng và lặp lại. Xoay theo chiều kim đồng hồ, xoay dần ra ngoài cho đến hông phải. Động tác này giúp thành phần trong ruột non di chuyển theo chiều dài ruột.

 Xoanh vòng lớn xung quanh bụng

Mẹ bắt đầu bên trong hông phải, di chuyển ngón tay và lòng bàn tay bạn đến bờ sườn phải, sau đó đến cùng điểm ở bờ sườn trái. Vuốt xuống ngay bên trong hông trái, sau đó đến phần bụng dưới. Lặp đi lặp lại vài lần. Động tác này giúp đẩy các chất trong ruột già đi.

Động tác đạp xe

Mẹ đặt bé nằm ngửa, nhẹ nhàng chuyển động hai chân của bé như đang đạp xe. Cách này có tác dụng tương như mát xa bụng nói trên. Đồng thời nó cũng rất hiệu quả khi bé bị trướng bụng đầy hơi.

Các mẹ nhớ nhé, tắm nước ấm được các bác sĩ nhi khoa đặc biệt khuyến khích khi bé đang bị táo bón. Sau khi tắm xong, mẹ mát xa cho bé theo các động tác trên để giúp bé có thể đi tiêu dễ dàng hơn.

6. Các biện pháp thụt

Nếu các biện pháp trên không có tác dụng, mẹ có thể dùng các biện pháp thụt cho bé. Tuy nhiên, thụt không phải là cách hay vì nếu thụt quá nhiều thì sau này cứ phải thụt bé mới đi ngoài.

Nhưng mẹ có thể tham khảo một số cách xử lý ngay tình trạng táo bón sau:

  • Mật ong có tính nóng vì vậy khi bôi hậu môn sẽ giúp kích thích co thắt các vòng cơ hậu môn, giúp bé đi ngoài dễ dàng. Mẹ có thể bôi mật ong vào đầu tăm bông hoặc 1 cọng hành nhỏ ngoáy vào hậu môn bé sâu khoảng 1 cm và xung quanh bên ngoài. Chỉ 5 – 10 phút sau bé sẽ đi ngoài dễ dàng.
  • Tương tự như cách làm ới mật ong. Mẹ lựa chọn một cọng mồng tơi tươi, xanh và có cuống cứng. Rửa sạch và tước vỏ ngoài rồi ngoáy hậu môn trẻ từ 3 – 4 cái. Sau 5 – 10 phút trẻ sẽ đi ngoài dễ dàng.
  • Dùng khăn ướt hoặc khăn xô, nhúng qua nước nóng, vắt đi, để nguội đến nhiệt độ hợp lý (không nguội quá) rồi áp vào hậu môn trẻ, giữ và day khoảng 30 giây đến 1 phút.
  • Bôi 1 lớp mỏng kem Vaseline vào vùng hậu môn của trẻ.

Tuy nhiên, kết hợp với điều đó, mẹ vẫn nên cho chuẩn bị cho bé một chế độ ăn uống nhiều rau củ quả và đủ nước.

Theo Sức khỏe Đời sống

www.menvisinhvn.com

———————————————

Searches related to táo bón ở trẻ sơ sinh

    • trẻ sơ sinh táo bón phải làm sao
    • trẻ sơ sinh bị táo bón mẹ nên ăn gì
    • cách chữa táo bón ở trẻ sơ sinh
    • chữa táo bón ở trẻ sơ sinh
    • táo bón ở trẻ em
    • bảng chiều cao cân nặng của trẻ

Reply