--------------------------------------------- ---------------------------------------------

Xử lý khi trẻ bị tiêu chảy cấp

xử lý khi trẻ bị tiêu chảy cấp

Xử lý khi trẻ bị tiêu chảy  cấp

Tiêu chảy xảy ra khi trẻ ăn phải thức ăn lạ phần lớn thường không nghiêm trọng, sau khi trẻ tiêu hóa hết lượng thức ăn lạ có thể tự khỏi, mẹ chỉ cần cho trẻ uống thêm nhiều nước, bú nhiều sữa và ngừng cho trẻ ăn thức ăn mà mẹ nghi ngờ là nguyên nhân gây tiêu chảy. Tuy nhiên, tiêu chảy cấp (xảy ra khi trẻ ăn phải những thức ăn có chứa Rota virus hay một số loại vi khuẩn, virus khác) thường nghiêm trọng hơn và các bà mẹ cần chú ý một số dấu hiệu điển hình để có những xử trí kịp thời.

Đặc điểm đặc trưng khi trẻ bị tiêu chảy cấp?

Nôn và tiêu chảy là những đặc điểm nổi bật của tiêu chảy cấp. Nôn thường xuất hiện trước tiêu chảy 6-12 giờ và có thể kéo dài 2-3 ngày. Trẻ nôn rất nhiều vào ngày đầu và giảm bớt khi bắt đầu tiêu chảy. Phân lỏng, nhiều nước, có lúc đi hoa cà hoa cải, có thể có nhầy mũi nhưng không có lẫn máu. Tiêu chảy tăng trong vài ngày sau đó giảm dần. Đa số các trẻ sẽ hết tiêu chảy sau 4-8 ngày. Tuy nhiên, một số trẻ vẫn còn tiêu chảy đến 2 tuần dù đã khỏe, chơi ngoan và đòi ăn trở lại. Kèm theo những triệu chứng trên, trẻ có thể có sốt vừa, đau bụng, ho và chảy nước mũi, nôn.

Do những triệu chứng này xảy ra liên tục nên trẻ dễ bị mất nước nếu không được chăm sóc thích hợp. Biến chứng nguy hiểm và trầm trọng của bệnh khiến trẻ khô kiệt do mất nước và mất muối, có thể dẫn đến trụy mạch và tử vong nếu không được bù nước kịp thời.

Các biểu hiện của mất nước bao gồm: khát nước, môi khô, lưỡi khô, da khô, đi tiểu ít, quấy khóc, kích thích.

–> Khi thấy trẻ có các biểu hiện trên cần lập tức đưa trẻ đến bệnh viện <–

3. Xử trí tiêu chảy cấp như thế nào?

Trẻ bị tiêu chảy cấp phần lớn là do Rota virus nên kháng sinh không có tác dụng đối với bệnh. Ở thể nhẹ, không có biến chứng, trẻ có thể tự khỏi sau 3-8 ngày. Việc điều trị bệnh chủ yếu là đề phòng các biến chứng mất nước nên cần bù nước, muối cho trẻ khi trẻ bị mất nước.

Lưu ý:

    • Cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường. Có thể dùng nước đun sôi để nguội, nước canh rau, nước dừa tươi hoặc các chế phẩm giúp bù nước và điện giải như oresol, hydrite. Lưu ý khi cho trẻ uống oresol cần pha theo đúng hướng dẫn.
    • Cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, phù hợp với độ tuổi của trẻ, chia nhỏ làm nhiều bữa và cho trẻ ăn bằng thìa vì trẻ dễ bị nôn. Nếu trẻ bị nôn thì nên cho trẻ nghỉ một lúc rồi mới ăn lại.
    • Tiếp tục cho trẻ bú mẹ, nếu trẻ bú bình thì cần vệ sinh bình, núm vú và các dụng cụ pha sữa kỹ trước mỗi cữ bú, pha sữa theo số lượng hằng ngày trẻ vẫn uống và không được pha loãng hơn, không đổi loại sữa khác, cho trẻ bú từng ít một, chia làm nhiều lần trong ngày.
    • Theo dõi số lần đi ngoài, số lượng phân, màu phân, khả năng uống bù nước và ăn uống của trẻ.
    • Theo dõi các dấu hiệu mất nước để kịp thời đưa trẻ nhập viện.
    • Tuyệt đối không dùng thuốc cầm tiêu chảy cho trẻ vì các thuốc này làm giảm nhu động ruột, làm liệt ruột khiến phân không được thải ra ngoài mà không có tác dụng kháng virus (nguyên nhân chính gây tiêu chảy). Do đó, trẻ vẫn tiếp tục bị tiêu chảy mà phân không được bài xuất ra ngoài, ứ đọng trong ruột gây trướng bụng, biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong…
    • Tránh kiêng khem quá mức như: không cho trẻ uống sữa, chỉ cho trẻ ăn cháo trắng với muối sẽ khiến trẻ dễ bị bệnh nặng hơn và thiếu dinh dưỡng.
  • Khi các triệu chứng tiêu chảy của trẻ đã giảm, nên cho trẻ uống bổ sung men vi sinh để hỗ trợ cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, tăng sức đề kháng và giúp ngăn ngừa các triệu chứng rối loạn tiêu hóa.

Nguồn: TS. Nguyễn Thanh Lâm – Viện Vệ sinh dịch tễ TW

——————————–

men vi sinh sống Colibacter

Reply